Máy sấy dược liệu là gì?
Máy sấy dược liệu là thiết bị dùng để sấy khô thân, lá, rễ các loại dược liệu tươi sau khi được thu hái và sơ chế. Máy sấy dược liệu cũng có thể dùng trong các công đoạn chế biến khác như sấy khô bán thành phẩm, sấy khô thành phẩm, sấy hoàn thiện…
Dược liệu là một từ khóa chung chung. Dược liệu cũng chia thành đa dạng các loại khác nhau. Mỗi loại đều có những phương pháp sấy riêng phù hợp. Trong phạm vi của một bài viết nhỏ, Hai Tấn xin đưa ra những phương pháp sấy cho 3 loại dược liệu phổ biến mà Hai Tấn đã phục vụ rất nhiều bao gồm:
- Dược liệu quý: Đông trùng hạ thảo, sâm ngọc linh …
- Dược liệu thuốc nam: cà gai leo, giảo cổ lam, xạ đen, chè vằng, cỏ ngọt, nhân trần, diệp hạ châu, xuyên tâm liên, atiso, vối, sâm bố chính, sâm dây, đinh lăng, hoa đậu biếc, …
- Dược liệu giàu tinh dầu: bạc hà, hương nhu, xả, trầu không, hoa oải hương, lá bưởi, lá chanh, hoa anh thảo, hương thảo, hoa nhài, hoa sứ, …
Tất nhiên, với mỗi sản phẩm trong 3 nhóm trên đều có những lưu ý riêng. Hai Tấn có để link tại các từ khóa trong danh sách trên nhằm giúp quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết cho loại sản phẩm mà mình quan tâm.
Máy sấy dược liệu gồm những loại nào?
Dược liệu quý
Với Đông trùng hạ thảo hoặc Sâm ngọc linh những sản phẩm có giá trị rất cao, sản lượng thấp thì phương pháp sấy đặc biệt phù hợp là sấy thăng hoa.
Ưu điểm:
- Phương pháp sấy thăng hoa giúp giữ tới 96% dưỡng chất, dược tính của sản phẩm.
- Sản phẩm sấy thăng hoa có hình dạng tương tự như sản phẩm tươi.
- Khi ngâm lại vào rượu hoặc nước, sản phẩm sấy thăng hoa có thể hoàn nguyên gần như 100% thành sản phẩm tươi.
- Thời gian bảo quản rất lâu do sản phẩm được hạ độ ẩm xuống tới mức 2%.
Nhược điểm:
- Chi phí cao, vốn đầu tư cao.
- Thời gian sấy lâu.
- Sản lượng ít.
Dược liệu thuốc nam
Với những cây thuốc nam phổ biến ở nước ta, phần thân, lá, rễ và củ được sử dụng. Có một thực trạng đáng buồn là giá trị cây dược liệu ở Việt Nam đang khá thấp. Do đó, người nông dân hiện tại đang chủ yếu dùng phương pháp phơi. Chỉ có những HTX, doanh nghiệp sản xuất tập trung hoặc thu mua số lượng lớn mới đủ khả năng đầu tư lò sấy dược liệu.
Hai Tấn xin đưa ra 4 tiêu chí của một máy sấy dược liệu công nghiệp:
- Không khí sấy sạch: Sấy dược liệu đòi hỏi không khí sấy phải sạch, không lẫn khói bụi, hóa chất.
- Hiệu quả về mặt năng lượng: Giá trị chế biến thô của cây dược liệu vẫn còn thấp. Do đó, máy cần phải tiết kiệm nhiên liệu.
- Công suất lớn: Vào vụ thu hoạch thì dược liệu tươi cần phải được sấy bảo quản ngay. Do đó, các máy sấy cần đáp ứng được khối lượng mỗi vụ thu hoạch.
- Giá thành vừa phải: Để có được một máy sấy đảm bảo, hiệu quả về năng lượng nhưng giá rẻ là điều bất khả thi. Tuy nhiên, vấn đề vốn đầu tư hoàn toàn có thể giải quyết bằng hỗ trợ của chính phủ thông qua các chương trình phát triển và nâng cao giá trị dược liệu của Việt Nam.
Dược liệu giàu tinh dầu
Dược liệu giàu tinh dầu trước đây không sử dụng để sấy khô. Những loại hương liệu này chủ yếu dùng để chiết xuất tinh dầu.
Đặc điểm của tinh dầu là rất nhạy cảm với nhiệt độ cao và bị phân tán thành dạng khí khi ở nhiệt độ trên 40 độ C.
Do đó, ngoài 4 tiêu chí kể trên, máy sấy dùng cho dược liệu giàu tinh dầu phải đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ.
Trên đây, Hai Tấn chỉ đang nói tới khâu sấy dược liệu nguyên liệu tươi sang khô để bảo quản và sử dụng. Đối với các quy trình bào chế dược phẩm thì có nhiều công đoạn sử dụng những loại máy sấy đặc biệt. Ví dụ máy sấy phun dùng để sấy bột dược phẩm từ dịch chiết, hoặc máy sấy thăng hoa dùng để sấy cao dược liệu. Những quy trình sấy này rất phức tạp và Hai Tấn không trình bày trong phạm vi bài viết này.
Hai Tấn đang cung cấp những loại máy sấy dược liệu nào phù hợp?
Buồng sấy bơm nhiệt HTB
Như đã phân tích ở trên, với những loại cây dược liệu thuốc nam nói chung, Hai Tấn đề xuất dòng sản phẩm HTB ( máy sấy khô dược liệu). Dòng sản phẩm này thuộc loại máy sấy bơm nhiệt, đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí đã đặt ra ban đầu.
HTB hiện có 8 mẫu, với công suất từ 300kg tới 4 tấn tươi. Máy cung cấp dải nhiệt độ từ 40-65 độ C, phù hợp sấy đa dạng sản phẩm. Máy có dạng tháo lắp, nên dễ dàng vận chuyển. Thời gian lắp đặt máy cũng rất nhanh, chỉ 1-2 ngày.
Quý khách hàng quan tâm, xin tham khảo thêm link sau:
- Thông tin về các mẫu máy sấy khô dược liệu HTB
https://maysaylosay.com/danh-muc/may-say-cong-nghiep/may-say-bom-nhiet-htb/
Hai Tấn cũng sắp cho ra mắt dòng máy sấy lạnh dược liệu HTL, là một biến thể của HTB nhưng hoạt động ở nhiệt độ 20-40 độ C. HTL chính là giải pháp tốt nhất cho các loại dược liệu giàu tinh dầu.
Máy sấy thăng hoa HT-FD
Với Đông trùng hạ thảo hoặc Sâm ngọc linh, chúng tôi đề xuất dòng máy sấy thăng hoa HT-FD. Máy được thiết kế chế tạo bởi Hai Tấn. Do đó, máy có giá thành rẻ, chủ động được khâu bảo hành.
HT-FD hiện có 4 mẫu với công suất sấy mỗi mẻ từ 6-70kg tươi. Nhiệt độ cấp đông sản phẩm là -20 độ C và nhiệt độ bẫy nhiệt là -40 độ C. Những mẫu này đều là những mẫu máy di động, nên việc chuyển giao lắp đặt rất nhanh chóng.
Quý khách hàng quan tâm, xin tham khảo thêm link sau:
- Thông tin về các mẫu máy sấy thăng hoa HT- FD
https://maysaylosay.com/danh-muc/may-say-thang-hoa/may-say-thang-hoa-ht-fd/
Tùy vào quy mô sản xuất của của khách hàng. Hai Tấn sẽ cung cấp các thiết bị sấy dược liệu từ máy sấy dược liệu mini(máy sấy dược liệu nhỏ) đến máy sấy dược liệu công nghiệp.
Quy trình sản xuất các loại cây dược liệu thuốc nam nói chung
Đối với các loại dược quý như Đông trùng hạ thảo và Sâm ngọc linh, chúng ta cần có những quy trình chế biến khác biệt. Trong đoạn này, Hai Tấn chỉ xin chia sẻ các bước phổ biến để chế biến cây thuốc nam.
1. Sản xuất dược liệu sấy khô dạng thô
Bước 1: Sơ chế
Cây thuốc dược thu hái về, cắt nhỏ, và rửa sạch. Hiện tại, đã có rất nhiều máy móc hỗ trợ công đoạn này như máy thái, máy băm, máy rửa ozon, máy rửa rulo…
Bước 2: Sấy khô
Bước này có tác dụng làm khô để bảo quản sản phẩm. Cây thuốc sau khi được thái và rửa thì được chất lên các khay và đẩy vào máy sấy. Thời gian sấy thông thường dao động từ 10-30h tùy theo sản phẩm sấy là thân, lá hay củ.
Nhiệt độ để sấy chỉ tối đa 60 độ C. Nếu nhiệt quá cao sẽ khiến dược tính bị suy giảm do một số hoạt chất trong dược liệu sẽ bị phân hủy.
Bước 3: Đóng gói
Sau khi sấy, dược liệu đã có thể được đóng gói để bán cho khách hàng sử dụng hoặc bán nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
2. Sản xuất trà túi lọc
Nếu sản xuất trà túi lọc, chúng ta sẽ sử dụng nguyên liệu là dược liệu khô như quy trình phía trên.
Bước 3: Nghiền mịn
Cho nguyên liệu đã sấy khô vào máy nghiền mịn để nghiền đạt độ mịn cần thiết. Trước khi thực hiện bước này, một số sản phẩm cần trải qua công đoạn “sao vàng hạ thổ”.
Tùy theo từng loại dược liệu và từng bài thuốc mà các nhà sản xuất sẽ có những công thức phối trộn khác nhau. Cũng có nhiều loại sản phẩm chỉ nên dùng nguyên chất.
Bước 4: Đóng gói trà túi lọc
Sau khi nghiền mịn, sản phẩm sẽ được đưa qua máy đóng gói túi lọc để tạo nên thành phẩm.
Bước 5: Đóng gói
Sản phẩm túi lọc thường được đóng vào túi zip trước khi đóng hộp giấy.
3. Sản xuất cao dược liệu
Để sản xuất cao, chúng ta cũng dùng nguyên liệu chính là dược liệu đã được sấy khô.
Bước 3: Chiết xuất
Nấu dược liệu với cồn thực phẩm hoặc một số hỗn hợp khác trong những máy chuyên dùng. Tốt nhất nên dùng nồi nấu chân không để giảm nhiệt độ nấu, tránh làm các hoạt chất dược tính bị phân hủy.
Dung dịch thu được trong quá trình này sẽ là dung dịch cao.
Bước 4: Cô đặc
Dung dịch cao sau khi được chiết xuất được đem đi cô đặc nhằm loạt bớt nước để thu được cao lỏng.
Bước 5: Đóng hộp
Cao được đóng trong các lọ thủy tinh.
5. Sản xuất dược liệu hòa tan:
Dược liệu hòa tan là sản phẩm nâng cao từ cao lỏng.
Bước 5: Sấy khô cao
Bước này, một lần nữa ta sử dụng máy sấy để sấy khô cao lỏng. Do cao lỏng có thể tích rất nhỏ nên có thể sử dụng máy sấy thăng hoa để thu được cao có chất lượng tốt nhất.
Bước 6: Nghiền mịn
Cao khô sẽ có dạng tảng, cứng và giòn.
Ta cho miếng cao khô vào máy nghiền và nghiền thành bột mịn.
Bước 7: Đóng gói
Bột sau khi nghiền chính là bột hòa tan mà ta có thể sử dụng ngay. Bột có thể phối trộn với nhiều thành phần nữa hoặc để nguyên chất. Bột được đóng gói thành túi nhỏ.
5. Sản xuất viên nang, viên nén:
Bột cao khô thu được từ quá trình chế biến trên cũng có thể trộn thêm các thành phần khác để ép thành dạng viên nang, viên nén.
Ngoài ra, viên nang và viên nén cũng có thể được bào chế từ bột dược liệu sấy khô bằng máy sấy phun. Dịch chiết dược liệu sẽ được sấy phun ở nhiệt độ cao để thu được dạng bột. Quá trình này tương tự quá trình chế biến sữa bột. Sau khi thu được bột thuốc sấy khô, người ta trộn với tá dược và các loại bột kết dính, bột nền để bào chế ra viên nang, viên nén tiện dụng.
Như vậy Hai Tấn vừa trình bày xong những vấn đề chính và rất tổng quát khi thực hiện một dự án đầu tư Máy sấy dược liệu. Máy sấy Hai Tấn luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi vấn đề cũng như cung cấp đầy đủ thông tin cho quý khách hàng có nhận được yêu cầu. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline hoặc để lại thông tin trên các kênh quảng bá của Hai Tấn.