Máy sấy ba kích – Top 3 máy sấy tiết kiệm điện nhất

Đăng bởi Hữu Bình vào 23-09-2021
Hình ảnh củ ba kích sấy khô
Thể loại: Tin tức

Máy sấy ba kích là gì?

Máy sấy ba kích là thiết bị sấy khô củ cây ba kích sau khi thu hoạch. Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình chế biến dược liệu.

Ba kích hiện nay đã được nhân giống và trồng nhiều nơi. Tại các hợp tác xã nhỏ lẻ, người ta có thể phơi nắng. Tuy nhiên, đi vào sản xuất chuyên nghiệp thì cần sử dụng máy sấy.

Máy sấy ba kích cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Đối với sấy dược liệu, quan trọng nhất là đảm bảo dược tính cho sản phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu chất lượng cho công đoạn sấy, Hai Tấn xin đưa ra 4 tiêu chí cụ thể mà một máy sấy ba kích cần có như sau:

  • Không khí sấy sạch: Sấy dược liệu đòi hỏi không khí sấy phải sạch, không lẫn khói bụi, hóa chất. 
  • Hiệu quả về mặt năng lượng: Thời gian sấy ba kích rất dài, do đó, máy sấy cần phải tiết kiệm năng lượng và hiệu suất cao.
  • Sản lượng lớn: Ba kích thu hoạch về cần sấy ngay. Do đó, sản lượng máy sấy được phải lớn đủ đáp ứng.
  • Giá thành vừa phải: Để có được một máy sấy đảm bảo, hiệu quả về năng lượng nhưng giá rẻ là điều bất khả thi. Tuy nhiên, vấn đề vốn đầu tư hoàn toàn có thể giải quyết bằng hỗ trợ của chính phủ thông qua các chương trình phát triển và nâng cao giá trị dược liệu của Việt Nam.

Loại máy sấy nào phù hợp với sấy ba kích?

Để đáp ứng tiêu chí thứ nhất, máy sấy sử dụng phương pháp đốt bằng nhiên liệu củi, than là không đạt tiêu chuẩn. Phương pháp gia nhiệt bằng nồi hơi chỉ sử dụng trong các nhà máy có quy trình xử lý khói thải đạt chuẩn.

Thời gian sấy ba kích dài. Sấy củ thường phải trên 20h mới có thể khô đạt yêu cầu. Do đó, sử dụng máy sấy điện trở, vốn tiêu hao nhiều năng lượng là không kinh tế. Tuy vậy, một số hộ gia đình hoặc hợp tác xã nhỏ lẻ, có thể xem đây là giải pháp tình thế.

Hình ảnh củ ba kích sấy khô
Hình ảnh củ ba kích sấy khô

Nhà sấy năng lượng mặt trời chỉ là giải pháp tạm để tăng hiệu quả sử dụng nhiệt mặt trời. Mô hình này có tuổi thọ ngắn, phụ thuộc vào thời tiết nên hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hai Tấn đã có những thử nghiệm và đánh giá cụ thể. Ngoài ra, với ba kích, sấy bằng nhà sấy không phù hợp.

Máy sấy bơm nhiệt chính là hình thức máy sấy phù hợp nhất với ba kích và các loại dược liệu nói chung. Máy sấy bơm nhiệt dùng nhiệt hấp thu từ môi trường để sấy. Ngoài ra, máy còn có tính năng hút ẩm, làm không khí sấy khô hơn, tăng khả năng hòa tan hơi nước, giúp tốc độ sấy cao hơn.

Ngoài ra, sấy lạnh ở nhiệt độ dưới 40 độ C là một giải pháp cao cấp nên tham khảo. Giải pháp này cho sản phẩm sấy có chất lượng rất tốt. Tuy vậy, thời gian sấy cao hơn khiến chi phí sấy cũng cao lên.

Hai Tấn đang cung cấp những loại máy sấy nào phù hợp?

Như đã phân tích ở trên, với cây ba kích và những loại dược liệu nói chung, Hai Tấn đề xuất dòng sản phẩm HTB. Dòng sản phẩm này thuộc loại máy sấy bơm nhiệt, đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí đã đặt ra ban đầu.

HTB hiện có 8 mẫu, với công suất từ 300kg tới 4 tấn tươi. Máy cung cấp dải nhiệt độ từ 40-65 độ C, phù hợp sấy đa dạng sản phẩm. Máy có dạng tháo lắp, nên dễ dàng vận chuyển. Thời gian lắp đặt máy cũng rất nhanh, chỉ 1-2 ngày.

Quý khách hàng quan tâm, xin tham khảo thêm link sau:

Máy sấy điện trở mini HTD: Đây là dòng máy sấy mini đa năng. Dòng máy này dùng cho các hộ gia đình, cơ sở nhỏ hoặc dùng cho mục đích thí nghiệm. Máy chỉ có 4 mẫu với công suất từ 15-200kg. Máy có phiên bản nhiệt độ cao, nhiệt có thể lên tới 120 độ C để phục vụ cho các công tác nướng, hấp…

Thông tin chi tiết về máy sấy HTD xem thêm tại
https://maysaylosay.com/danh-muc/tu-say-mini/tu-say-dien-tro-htd/

Máy sấy điện trở nhiệt thấp HT-PD: Đây là dòng máy sấy công nghiệp công suất cao sử dụng điện trở. HT-PD có thể coi là phiên bản giá rẻ hơn của dòng HTB. Máy cũng có dải công suất tương tự như HTB từ 150kg – 4 tấn/mẻ. HT-PD hoạt động từ 35-65 độ C, chỉ có thể dùng để sấy khô. 

Thông tin về máy sấy điện trở nhiện thấp HT-PD1 xem thêm tại đây
https://maysaylosay.com/danh-muc/tu-say-mini/tu-say-dien-tro-htd/

Máy sấy ba kích nhiệt thấp
Máy sấy ba kích nhiệt thấp

Ba kích thành phần dược tính và những tác dụng

Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.

Cây còn có các tên khác như: Dây ruột gà, ba kích thiên, liên châu ba kích, chẩu phóng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chồi hoàng kim, chày kiàng đòi (Dao).

Hình ảnh cây ba kích tươi
Hình ảnh cây ba kích tươi

Cây mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp. Có nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.

Ba kích trồng đạt 3 năm tuổi có thể thu hoạch. Dược tính trong rễ phụ thuộc vào số năm trồng. Thông thường để nhiều năm, dược tính càng cao. Thời gian thu hoạch thường vào tháng 10-11. 

Rễ tươi ba kích chứa chất đường, nhựa, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu, anthraglycosid, phytosterol. Vitamin C sẽ mất đi sau khi phơi khô.

Củ ba kích có công năng ôn thận, tráng dương, cường tráng gân cốt, khử phong thấp. Chúng thường dùng để chữa các bệnh lý liệt dương, di tinh, phụ nữ khó có thai, kinh nguyệt chậm, bế kinh, đau lưng mỏi gối…

Rượu ba kích tráng dương chỉ an toàn và phát huy hiệu quả khi được ngâm phối với các vị thuốc khác. Việc phối thuốc tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc, tuổi tác và sức khỏe của người dùng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng hay dùng quá liều.

Lưu ý: Việc sử dụng dược liệu để chữa bệnh luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

(Nguồn: internet)

Những sản phẩm chế biến từ ba kích sấy khô

Ngoài việc là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y, ba kích còn được chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị. Hai Tấn xin tổng hợp 2 sản phẩm hiện phổ biến trên thị trường.

Rượu ngâm ba kích

Đây là sản phẩm rất truyền thống, có mặt từ khá lâu trên thị trường. Củ ba kích được ngâm rượu và đóng thành từng hũ thủy tinh lớn. Tuy vậy, theo quan sát của Hai Tấn thì hiện rượu ba kích hiện nay đa phần là rễ cây bồng bồng.

Rượu ba kích được nam giới sử dụng với nhiều tác dụng khác nhau.

Cao ba kích

Truyền thống, người ta sẽ bỏ hỗn hợp ba kích khô vào nồi cùng nhiều nước. Nấu liên tục nhiều ngày cho đến khi thu được một dung dịch đặc quánh, màu đen và gọi là cao. 

Hiện nay, do việc nấu cao ở nhiệt độ trên 100 độ C sẽ làm một số hoạt chất bị phân hủy, người ta đã sử dụng nhiều hệ thống dây chuyền hiện đại để thay thế bao gồm: máy chiết xuất dịch, máy cô đặc để thu được cao.

Sản phẩm cao ba kích có giá trị cao.

Như vậy, qua bài viết nhỏ này, Hai Tấn hy vọng có thể cung cấp những kiến thức rất cơ bản để lựa chọn máy sấy cũng như các máy móc khác để chế biến ba kích. Mọi chi tiết xin quý khách hàng liên hệ với Hai Tấn qua số hotline phía trên.

Bình luận

Tin liên quan

Máy sấy bán chi liên và 4 tiêu chí cần phải có

Hình ảnh bán chi liên

Máy sấy bán chi liên là gì? Máy sấy bán chi liên là thiết bị sấy khô hỗn hợp lá, […]

Xem thêm

CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG

chinh-sach-ban-hang

Công ty Máy Sấy Hai Tấn xin gửi đến quý khách chính sách bán hàng như sau:

Xem thêm

Máy sấy dâu tây – Giải pháp hoàn hảo trong bảo quản

Máy sấy dâu tây thumbnail

Đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm dâu tây quanh năm với máy sấy dâu tây chất lượng cao. Có thể tăng thời gian bảo quản mà vẫn giữ nguyên dưỡng chất ban đầu.

Xem thêm
Contact Me on Zalo