Các phương pháp sấy thô sơ

Đăng bởi Admin vào 22-05-2016

Tại thời điểm bài viết này được cập nhật là cuối những năm 2021, chuẩn bị bước sang năm 2022, thời điểm mà một loạt các công ty du hành vũ trụ tư nhân được thành lập và bắt đầu các hoạt động thám hiểm đầu tiên của mình. Tại thời điểm này, nền khoa học công nghệ của loài người đã khác rất xa so với thời điểm 20 năm trước. Do đó, Hai Tấn mạnh dạn sắp xếp một số loại hình máy sấy cũ, lỗi thời vào loại “Các phương pháp thô sơ”, cập nhật thêm cho danh sách trước đây.

Nhà sấy năng lượng mặt trời
Nhà sấy năng lượng mặt trời

Phạm vi bài viết này sẽ nói về các phương pháp sau: phương pháp phơi (bao gồm tất cả các phương pháp gia tăng hiệu suất như nhà sấy, mái thu nhiệt mặt trời….), phương pháp sấy nhờ nhiệt đốt (bao gồm đốt nhiên liệu như củi, trấu, than, dầu, gas và điện …)

Sấy là gì?

Sấy là công đoạn dùng nhiệt lượng là bốc hơi ẩm có bên trong sản phẩm, thải ra ngoài nhằm làm cho sản phẩm khô hơn. Mục đích của sấy chủ yếu là tăng thời gian bảo quản sản phẩm.

Ngay từ thời con người còn ở nền văn minh săn bắt hái lượm, tổ tiên ta đã nhận ra, các phẩm vật được phơi khô sẽ dùng được lâu hơn đồ tươi. Rõ thấy nhất là các loại hạt. Sau đó là các loại sản phẩm như gỗ, lá làm nhà, thịt thú rừng … Từ đó, các sản phẩm tươi dùng không hết đã được phơi phóng nhằm giữ thời gian bảo quản được lâu hơn.

Phơi là phương pháp sấy cổ xưa nhất

Các sản phẩm cần sấy sẽ được trải đều dưới sức nóng mặt trời trên 1 bề mặt nào đó. Nhiệt lượng từ mặt trời làm cho hơi ẩm bốc hơi và thoát ra ngoài. Đối lưu tự nhiên sẽ mang hơi ẩm đi nhanh hơn. Kết hợp cả 2 quá trình sẽ là nguyên tắc của phương pháp phơi.

phoi-nang-truyen-thong

Phơi là phương pháp cổ xưa nhất và cho tới nay nó vẫn là phương pháp rẻ tiền nhất mà con người sử dụng. Phương pháp phơi vừa rẻ tiền, vừa an toàn cho môi trường, vừa là cách làm khô thuận tự nhiên nhất và cũng mang lại những hương vị đặc trưng cho thực phẩm mà không phương pháp sấy nào khác có thể thay thế. Chỉ cho đến khi nền công nghiệp sản xuất phát triển quá mạnh, dân số quá đông, nhu cầu về năng suất cũng càng lúc càng tăng cao thì phương pháp phơi mới dần được thay thế. 

Ở thời kỳ công nghiệp hóa, diện tích đất dành cho công đoạn phơi phóng quá hạn hẹp. Môi trường cũng bị ô nhiễm nặng nề do khói bụi. Do đó, phương pháp phơi không còn giữ được những giá trị ban đầu của nó. Chưa hết, ô nhiễm môi trường quá mức khiến cho thời tiết và khí hậu vốn duy trì ổn định từ rất lâu cũng bị phá vỡ. Mùa nắng thì quá nắng, mùa mưa thì kéo dài và bất chợt. Tất cả đã khiến phương pháp phơi dần không còn hiệu quả.

Ngày nay, phương pháp phơi vẫn còn được duy trì ở các nước chậm phát triển, nơi diện tích đất còn nhiều. Ngoài ra, phương pháp phơi sẽ được ứng dụng tại các công đoạn ít mang lại giá trị gia tăng như phơi thô nông sản, gỗ, hải sản phơi trên biển …

Nhà kính, nhà phơi hoặc một số mô hình tương tự

Để tăng phần nào hiệu suất phơi, người ta đã tận dụng tính chất vật lý của nhiệt mặt trời để tạo ra một số mô hình phơi mới. Nhà kính, nhà phơi hoặc mái thu nhiệt từ mặt trời là mô hình sử dụng hiệu ứng nhà kính nhằm tăng hiệu suất thu nhiệt. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng một màng trong suốt nhằm thu được ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua dễ dàng lớp màng này, nhưng khó thoát ra được. Nhờ lượng ánh nắng bị nhốt lại này mà không gian bên trong lớp màng sẽ bị đốt nóng cục bộ hơn ngoài môi trường. Nhiệt độ chênh lệch của hiệu ứng này có thể lên tới 20-30 độ C, tùy hiệu suất thu nhiệt. Người ta sử dụng nhiệt lượng này để đưa vào trong các chu trình sấy khô sản phẩm. 

Trong một số trường hợp, mái thu nhiệt còn có tác dụng che mưa, ẩm khi thời tiết thay đổi đột ngột.

say-chuoi-bang-nha-say-nang-luong-mat-troi

Hiệu quả của phương pháp này là rõ rệt khi hiệu suất thu nhiệt cao hơn, dẫn tới tốc độ khô nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và cũng chỉ có thể hoạt động khi trời nắng.

Ngoài phương pháp dùng nhiệt mặt trời đốt nóng không khí, người ta còn chế tạo ra nhiều biến thể như đốt nóng nước, dầu bằng nhiệt mặt trời. Tất cả các phương pháp này đều giúp tăng hiệu suất nhưng lại có chi phí đầu tư cao hơn.

Dùng nhiệt lượng từ quá trình đốt nguyên, nhiên liệu

Đốt là phương pháp tạo nhiệt nhân tạo đã được ứng dụng để sấy từ lâu đời. Thô sơ nhất là việc tổ tiên ta phơi những mặt hàng nông sản, gỗ, thực phẩm trên gác bếp. Hơi nóng từ bếp đun, thường là củi, sẽ giúp sản phẩm bốc hơi và khô.

Từ những mô hình ban đầu này, người ta bắt đầu thiết kế ra các phòng sấy, buồng sấy, hầm sấy có công suất lớn hơn và hiệu suất cao hơn. Đặc điểm giống nhau của các thiết kế này là dùng nhiệt lượng từ việc đốt nhiên liệu.

Hai Tấn xin mạnh dạn xếp tất cả các máy sấy sử dụng hình thức đốt nhiên liệu tạo nhiệt (bao gồm cả đốt điện) vào loại sấy thô sơ. Ưu thế của hình thức này là tạo nhiệt nhanh, nhiệt lượng cao và tốc độ gia nhiệt cũng nhanh. Yếu điểm của phương pháp này là tiêu hao nhiều nhiên liệu, năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Có thể sẽ có nhiều luồng ý kiến cho rằng các lò sấy dùng phương pháp đốt nhiên liệu nhưng có hệ thống điều khiển tự động và ứng dụng các hình thức tuần hoàn khí nóng thì vẫn không “thô sơ”. Tuy nhiên, trong nền khoa học phát triển như hiện tại, hình thức sấy dùng hơi nóng từ quá trình đốt nhiên liệu, làm bốc hơi sản phẩm vẫn còn quá “thô sơ”.

Qua bài viết nhỏ này, Hai Tấn mong muốn cung cấp tới cho quý khách hàng những kiến thức rất cơ bản về các phương pháp sấy thô sơ đã được sử dụng từ rất lâu. Mọi nhu cầu tư vấn về các hệ thống máy sấy hoặc phương pháp sấy, xin quý khách hàng hãy liên hệ với Hai Tấn theo số hotline ở đầu trang.

Bình luận

Tin liên quan

Công nghệ sấy năng lượng mặt trời và điện

Công nghệ sấy điện Công nghệ sấy điện được tạo ra nhờ không khí tươi được thổi qua nguồn gia […]

Xem thêm

Tủ sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời – tủ kích thước lớn

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY! Công ty Cổ Phần Máy Nông Nghiệp Santavi MÁY […]

Xem thêm

Các mô hình sấy phổ biến

Các sản phẩm phù hợp với sấy bơm nhiệt

Sấy là quá trình làm khô sản phẩm bằng cách gia nhiệt giúp hơi ẩm trong sản phẩm bốc hơi […]

Xem thêm
Contact Me on Zalo