Kỹ thuật sấy cỏ ngọt

Đăng bởi Admin vào 03-06-2016
Cây cỏ ngọt

KỸ THUẬT SẤY CỎ NGỌT

Ngày nay, nhiều nước đã và đang sử dụng cây cỏ ngọt trong đời sống hàng ngày. Cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên tại Amambay và Iquacu thuộc biên giới Brazil và Paraguay. Máy sấy Hai Tấn xin giới thiệu tới khách hàng kỹ thuật sấy cỏ ngọt.

Kỹ thuật sấy cỏ ngọt
Kỹ thuật sấy cỏ ngọt

MỤC ĐÍCH KỸ THUẬT SẤY CỎ NGỌT

  • Mục đích sử dụng: sử dụng làm thực phẩm, làm trà…

Sử dụng làm cỏ ngọt: mục đích cho người lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định.

  • Mục đích sấy: Làm khô cỏ ngọt mục đích để bảo quản cỏ ngọt khỏi bị nhiễm mốc, vi khuẩn, bị tác động bởi enzym. Hạn chế các biến đổi hóa học có thể xảy ra trong cỏ ngọt như bị thủy phân, oxy hóa, đồng phân hóa, trùng hiệp hóa. Cỏ ngọt sấy khô thì dễ xay nghiền và vận chuyển thuận lợi. Việc làm khô liên quan đến 2 yếu tố: nhiệt độ và thông hơi.
  • Đặc điểm vật lý/hóa tính của sản phẩm: Lá chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có vị ngọt gấp 150-280 lần cao hơn saccharose
  • Các bước chuẩn bị trước khi sấy
  • Chuẩn bị nguồn cỏ ngọt, lựa chọn các cây đạt về màu sắc, chiều cao và số ngày trồng.
  • Rửa cỏ ngọt để ráo nước.

Có 2 hình thức: phơi và sấy

 Phơi, có 2 cách: Phơi dưới ánh nắng mặt trời và phơi trong râm.

– Phơi dưới ánh nắng mặt trời: Thông thường cỏ ngọt được trải trên các tấm liếp đặt cao khỏi mặt đất vừa để tránh lẫn đất cát vừa để thoáng khí ở cả mặt dưới lớp cỏ ngọt. Trong quá trình phơi thường xuyên xới đảo. Thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày . Tùy theo lượng nước chứa trong cỏ ngọt và tùy theo thời tiết. Cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như: bị động bởi thời tiết, nhiễm bụi, thu hút ruồi nhặng đối với cỏ ngọt có đường. Một số hoạt chất trong cỏ ngọt có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại.

– Phơi trong râm: Cỏ ngọt được trải mỏng trên các liếp hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hoặc vắt theo kiểu chữ X trên các sợi dây thép. Việc làm khô được tiến hành trong các lều chung quanh không có vách. Phơi trong râm thường được áp dụng với các cỏ ngọt là hoa. Để bảo vệ màu sắc hoặc các cỏ ngọt chứa tinh dầu.

 Sấy bằng tủ sấy hoặc buồng sấy

  • Thông số khi sấy

Nhiệt độ của lò cung cấp nhiệt có thể điều chỉnh để nhiệt độ sấy có thể thay đổi từ 30-800. Lúc khởi đầu không nên để nhiệt độ cao quá vì sẽ tạo ra một lớp mỏng khô bao ngoài cỏ ngọt làm ngăn cản sự bốc hơi nước của các nước bên trong . Điều kiện thông hơi (thường dùng quạt hút) cũng phải theo dõi để vừa đủ để hết không khí bão hòa hơi nước khỏi buồng sấy. Đối với các loại củ, rễ hoặc thân rễ thường được thái mỏng hoặc đập dập để dễ khô.

Hiện nay đối với cây thuốc người ta hay thiết kế buồng sấy kiểu hầm thông. Thiết bị cung cấp nhiệt được đặt ở một đầu buồng sấy và ở dưới thấp, quạt gió hút ở đầu đối diện và ở phía trên cao. Trong hầm thông có các đường ray để các xe mang các khay sấy chứa cỏ ngọt di chuyển dễ dàng.

Khay sấy thường có chiều dài 1,5m và rộng khoảng 0,80m được làm bằng lưới kim loại hoặc bằng vải. Các khay được xếp chồng lên nhau. Có khoảng cách ở giữa vừa đủ để không khí lưu thông dễ dàng. Lúc bắt đầu sấy, người ta đặt một xe đầu tiên ở lối vào đối diện với nguồn cung cấp nhiệt. Sau đó, đẩy xe thứ nhất lên và đặt xe thứ hai rồi cứ tiếp tục tiến hành như vậy. Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian để khi mỗi xe tới gần lò nhiệt thì cỏ ngọt đã kho và cho ra khỏi lò sấy.

Làm khô trong tủ sấy ở áp suất giảm:

Cỏ ngọt được đặt vào tủ sấy có cửa đóng thật kín, có nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ và đồng hồ đo áp suất. Tủ được nối với máy hút chân không. Nhờ sấy ở điều kiện áp suất giảm nên thời gian sấy nhanh và có thể sấy ở nhiệt độ thấp (25-400C). Phương pháp này không thể thực hiện được với khối lượng cỏ ngọt lớn, thường chỉ dùng để làm khô một số cao thuốc hoặc để sấy một số cỏ ngọt quý mà hoạt chất dễ bị hỏng bởi nhiệt độ.

Đông khô:

Đây là phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa. Muốn vậy, trước hết nguyên liệu được làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp (-800C). Để nước chứa bên trong nguyên liệu kết tinh nhanh ở dạng tinh thể nhỏ. Nguyên liệu được giữ ở nhiệt độ thấp trong quá trình đông khô và được đặt ở trong buồng thật kín có nối với máy hút chân không. Nước ở thể rắn trong nguyên liệu bị thăng hoa trong điều kiện áp suất rất giảm (10-5mmHg).

Máy sấy cỏ ngọt
Máy sấy cỏ ngọt

Với phương pháp đông khô, nguyên liệu có thể được làm khô tuyệt đối, các hoạt chất không bay hơi cũng được bảo vệ nguyên vẹn. Các enzym bị ức chế nhưng có thể hoạt động trở lại ở điều kiện bình thường, cấu trúc của các mô cũng không bị biến đổi. Phương pháp đông khô chỉ dùng để làm khô một số cỏ ngọt quý như nọc rắn, sữa ong chúa. Trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu cỏ ngọt chứa những hoạt chất rất dễ bị biến đổi.

Kết quả sản phẩm sau khi sấy:

Sau khi sấy khô cỏ ngọt đạt độ ẩm 10-12%.

Không lẫn tạp chất

Không chất phụ gia

Cỏ ngọt sấy khô được sử dụng rất nhiều trong y học, là một bài thuốc hữu dụng cho người bị tiểu đường, huyết áp cao. Do đó, nhu cầu cỏ ngọt sấy khô rất cao. Giá sản phẩm được rao bán trên thị trường dao động 100 ngàn -150 ngàn/1 kg.

XEM THÊM MÁY SẤY

TẠI ĐÂY

Để được tư vấn miễn phí liên hệ :Tại đây

Bình luận

Tin liên quan

KỸ THUẬT SẤY ỚT BẰNG MÁY SẤY

Kỹ thuật sấy ớt trước tiên chúng ta nên chọn ớt chín đều không còn mảng xanh, không rụng cuống, không sâu bệnh, cùng loại, phẩm chất. Sau khi rửa sạch (thường dùng máy rửa thổi khí)

Xem thêm

Kỹ thuật sấy gừng, nghệ

Kỹ thuật sấy Gừng – Nghệ Gừng nghệ có nhiều lợi ích cho sức khỏe, được mọi người tin dùng […]

Xem thêm

Kỹ thuật sấy hành lá

Kỹ thuật sấy hành lá Hành lá dùng để xào với thịt lợn, thịt bò, dùng làm gia vị cho […]

Xem thêm
Contact Me on Zalo