Kỹ thuật sấy atiso

Đăng bởi Admin vào 02-06-2016
Thể loại: Sấy dược liệu

KỸ THUẬT SẤY ATISO

Atiso được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải. Ban đầu, người La Mã cổ đại atiso chống lại các vấn đề tiêu hóa. Sau đó, họ bắt đầu chế biến Atiso vào các món khai vị và sau một khoảng thời gian các món khai vị được làm thành món ăn truyền thống của Ý.Máy sấy Hai Tấn xin giới thiệu tới khách hàng kỹ thuật sấy atiso.

Máy sấy atiso

Ở Việt Nam cây Atiso chủ yếu được trồng ở Đà Lạt, nơi có đầy đủ điều kiện tự nhiên để có thể cho ra những cây atiso chất lượng cao. Người Việt Nam thường sử dụng bông atiso được sấy khô nấu nước uống giải độc mát gan, chế biến món ăn với hoa tươi, làm nguyên liệu sản xuất trà, làm thuốc…

Tác dụng của thảo dược atiso sấy khô: Chống ôxy hóa, Bổ gan, mát gan giải độc, Ngăn ngừa ung thư, Cải thiện chức năng tiêu hóa, Hỗ trợ tim mạch, Giảm cholesterol…

Đặc điểm vật lí của sản phẩm sấy.

Đối với atiso, người ta tận dụng hầu hết các bộ phận như thân, rễ, lá … để làm thảo dược. Tùy theo dạng sản phẩm và quy trình sản xuất của từng đơn vị mà nguyên liệu sấy khác nhau.

Thành phần của atiso chứa tới 82% nước, theo hình bên dưới.

Các bước chuẩn bị trước khi sấy.

MÁY SẤY HAI TẤN xin trình bày kĩ thuật sấy sơ bộ đối với atiso tươi mới thu hoạch. Sản phẩm sau khi sấy sơ bộ được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau như tán nhỏ thành bột để làm trà túi lọc hoặc trích li sản phẩm hoặc đóng gói khô thành thành phẩm.

Hoa, lá rễ, được làm sạch, cắt nhỏ, thân cứng cần tán nhỏ, sắt miếng để làm nguyên liệu sấy.

Sắp xếp nguyên liệu lên khay trong tủ sấy với mật độ 5-8kg/m2.

Thông số nhiệt độ, tốc độ gió, kiểu sấy cho sản phẩm đó.

Để chất lượng sản phẩm đạt được tốt nhất, người ta thường dùng nhiệt độ cao để đình chỉ hoạt động của các enzim. Tuy nhiên, nhiệt độ không được quá 800C.

Bắt đầu hệ thống sấy vào khoảng 8h30, trời nắng đẹp. Tại Đà Lạt, nhiệt độ hấp thu có thể lên tới 450C.

Bắt đầu sấy với chế độ nhiệt khoảng 75-800C. Tốc độ gió 0.3m/s, cứ sau 10ph đảo chiều gió một lần.

Sau khoảng 2 lần đảo chiều, giảm nhiệt độ xuống 60-700C, tăng tốc độ gió lên 0.35m/s, cứ 30 ph đảo chiều gió một lần.

Sau khoảng 4h sấy, giảm nhiệt xuống 40-500C, tốc độ gió 0,35m/s, và 1h đảo chiều gió một lần. Duy trì chế độ này cho đến khi nguyên liệu sấy đạt độ ẩm 10-13%.

Kết quả sản phẩm sau khi sấy: hình ảnh, khối lượng còn lại, thời gian sấy, năng lượng tiêu thụ…..

Độ ẩm sản phẩm sấy: 10-13%.

Thời gian sấy: 12h.

Nhiệt lượng tiêu tốn: tùy công suất sấy và tùy vào điều kiện thời tiết.  Trung bình tốn 1.000 đ/1kg sản phẩm khô.

Xem thêm: Máy sấy atiso bằng năng lượng mặt trời kết hợp điện trở.


Bình luận

Tin liên quan

Máy sấy dây gắm và 4 tiêu chí cần phải có

Hình ảnh dây gắm tươi

Máy sấy dây gắm là gì? Máy sấy dây gắm là thiết bị sấy khô thân, rễ thái lát của […]

Xem thêm

Máy sấy giảo cổ lam | 3 điều cần biết về giảo cổ lam sấy khô

Máy sấy giảo cổ lam

Máy sấy giảo cổ lam là thiết bị để làm khô thân và lá tươi cây giảo cổ lam sau khi thu hoạch. Máy sấy giảo cổ lam thay thế cho công đoạn phơi nắng truyền thống.

Xem thêm

Máy sấy đan sâm | Máy sấy chuyên dùng cho ngành dược liệu

Hình ảnh đan sâm tươi

Máy sấy đan sâm là thiết bị sấy khô củ cây đan sâm sau khi thu hoạch. Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình chế biến dược liệu.

Xem thêm
Contact Me on Zalo